CÔNG TRÌNH
“NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH XỬ LÝ Ô NHIỄM CÁC NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT TẠI BA HUYỆN PHÍA NAM TỈNH LÂM ĐỒNG”
Tác giả: |
Nguyễn Giằng |
Cơ quan chủ trì: |
Viện Nghiên cứu hạt nhân |
Thuộc lĩnh vực: |
Ứng dụng công nghệ |
Thời gian thực hiện: |
từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2012 |
Công trình đạt giải C Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng lần thứ hai năm 2021. |
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng và quí giá của con người, nước góp phần quyết định sự tồn tại của sự sống trên trái đất. Nước uống được khai thác từ các nguồn khác nhau, tùy theo từng địa phương có thể sử dụng các nguồn nước như nước bề mặt (sông, suối, ao, hồ,…), nước ngầm (nước dưới đất), nước mưa,…
Ở Việt Nam, nước dưới đất tương đối dồi dào, chất lượng nước nhìn chung đáp ứng yêu cầu cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Theo thống kê hiện nay có khoảng 70 - 80% sử dụng nguồn nước dưới đất cho các mục đích trên. Tuy nhiên, sự quản lý, kiểm soát tình hình khai thác nước dưới đất vẫn chưa có quy hoạch như khoan giếng tùy tiện, không đúng quy trình kỹ thuật, trong khi nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước này chưa cao, điều này đã làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai và một số tỉnh miền Trung đã phát hiện dấu hiệu ô nhiễm nitơ và vi sinh vật và đặc biệt hơn là hàm lượng As vượt tiêu chuẩn cho phép theo tổ chức Y Tế Thế giới – WHO (hoặc vượt quá Qui chuẩn hiện hành của Quốc gia - QCVN 01:2009/BYT) đang đe dọa đến cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, mức độ ô nhiễm các nguồn nước mặt (sông, hồ, ao,…) ngày càng gia tăng, nhất là ở khu vực trung, hạ lưu, đặc biệt, khi sông chảy qua các đô thị lớn, khu công nghiệp, các làng nghề tạo thành những đoạn sông „chết“ làm suy thoái về chất và cạn kiệt về lượng.
Ở Lâm Đồng, công tác quản lý tài nguyên môi trường nói chung, quản lý và giám sát ô nhiễm nguồn nước nói riêng, đã được quan tâm, chú trọng ở nhiều ngành và đã đạt được khá nhiều thành tựu. Công trình này đã đóng góp vào nghiên cứu chung của Tỉnh nhà trong vấn đề điều tra khảo sát sự nhiễm bẩn các nguồn nước và từ đó xây dựng các mô hình xử lý phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -xã hội tại các địa phương nghiên cứu.
Công trình “Nghiên cứu và xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt tại ba huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ tháng 04/2010 đến tháng 3/2012 với mục tiêu là đánh giá tình hình khai thác, sử dụng các nguồn nước; khảo sát chất lượng của các nguồn nước tại các vùng nghiên cứu; xác định được các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước; đề xuất được các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và xây dựng các mô hình xử lý.
Thông qua việc xác định hàm lượng các thông số trong nước mặt theo QCVN 08: 2008/BTNMT và nước dưới đất theo QCVN 09:2008/BTNMT làm cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Các nội dung đã thực hiện
Kết quả nghiên cứu cho thấy
Đối với nước mặt: Có 22/32 thông số dưới mức cho phép theo Qui định (DO, clorua, flo, P-PO4 , CN-, As, Cd, Pb, Cr3+&6+, Cu, Zn, Ni, Hg, chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ, phê nol, các hoạt chất bảo vệ thực vật và tổng hoạt độ phóng xạ α, b,…). Các thông số pH, TSS, COD, BOD5, N-NH4, N-NO3, N-NO2, Fe, E.Coli và Coliform vượt mức cho phép theo Qui định.
Đối với nước dưới đất: Hầu hết hàm lượng các kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép theo Qui chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Nhưng hàm lượng các thông số pH, ĐCTP, COD, N-NH4, N-NO2, N-NO3, As, Mn, Fe, E.Coli, Coliform trong một số mẫu vượt quá giới hạn cho phép. Đặc biệt, dấu hiệu nhiễm bẩn ĐCTP ở huyện Đạ Huoai và As ở huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên chủ yếu trong các mẫu nước ở độ sâu >20m.
Mức độ nhiễm bẩn trong mẫu nước tập trung đối ít hơn so với các nguồn nước sử dụng riêng rẽ, chỉ có 6/26 thông số vượt mức cho phép theo Qui định.
Là các huyện mới thành lập (trong thời gian nghiên cứu), nên cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không qua xử lý, một số địa phương còn sử dụng sử dụng phân chuồng chưa xử lý đúng qui trình, số chuồng trại nuôi gia súc không hợp vệ sinh chiếm khá cao (>75%), số hộ dân sử dụng nhà vệ sinh còn khá thấp chỉ chiếm khoảng 50%, làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Hàm lượng N-NH4, N-NO2, N-NO3 tăng cao so với tiêu chuẩn đặc biệt các chỉ tiêu vi sinh.
Bên cạnh đó, do cấu tạo địa chất tại vùng nghiên cứu, hàm lượng As, Fe, Mn, ĐCTP đã vượt ngưỡng cho phép ở nhiều mẫu đặc biệt trong các mẫu nước dưới đất.
Chưa có dấu hiệu nhiễm bẩn các kim loại nặng độc như Hg, Pb, Cd, Cu, Zn và các thông số hoạt độ phóng xạ từ các mẫu nghiên cứu.
Mặc dầu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng qui cách, nhưng chưa phát hiện sự ô nhiễm các hợp chất này (2,3D, 2,4,5T và paraquat, Aldrin+Dieldrin, malation, paration,…) trong các nguồn nước
Chưa có mối tương quan đặc biệt của các nguyên tố giữa nước mặt và nước dưới đất..
Từ kết quả nghiên cứu nhóm thực hiện đề đưa ra các mô hình xử lý nước sinh hoạt:
Công trình xử lý asen được lắp đặt thí điểm tại trường mầm non Phong Lan, xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh là nơi có hàm lượng asen cao gấp 1,5 lần so với tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
Công trình xử lý độ cứng toàn phần được lắp đặt thí điểm tại huyện Đạ Huoai
Các công trình khử phèn bằng phương pháp lọc kín và hở có lớp vật liệu xúc tác được lắp đặt thí điểm tại một số trường mầm non và hộ dân ở huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên, nơi có hàm lượng Fe khá cao trong các nguồn nước.
Trữ lượng nước mặt và nước dưới đất ở các các địa phương nghiên cứu tương đối dồi dào. Trong tương lai việc cấp nước sinh hoạt cho các trung tâm của các huyện nên cấp bằng nguồn nước ngầm vì nó có nhiều ưu điểm hơn rất nhiều so với việc cấp nước bằng nguồn nước mặt và nguồn nước này có thể khai thác được 10,0 đến 30 m3/giờ/giếng khoan.
Nguy cơ ô nhiễm As, Fe, Mn và độ cứng toàn phần do cấu tạo các tầng địa chất.
Nguy cơ ô nhiễm COD, N-NH4, N-NO2, N-NO3 cao do tập quán sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp chưa tuân thủ theo đúng qui định dễ gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước dưới đất.
Thông qua việc xác định hàm lượng các thông số trong nước mặt theo QCVN 08: 2008/BTNMT và nước dưới đất theo QCVN 09:2008/BTNMT làm cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước; giúp Người dân sống trong các khu vực bị ô nhiễm As không nên dùng nguồn nước này sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chăn nuôi cũng như tưới tiêu và cần phải có hệ thống xử lý trước khi sử dụng, đồng thời giúp cho các nhà Quản lý có quyết sách để người dân ở vùng này sử dụng nước hợp vệ sinh
Công trình đã đưa ra 3 mô hình xử lý cho ba loại nước bị nhiễm asen, độ cứng và nhiễm phèn; giúp cho người dân ở những vùng bị phơi nhiễm bước đầu có nguồn nước hợp vệ sinh để sử dụng
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ cho phép đánh giá được mức độ ô nhiễm asen, độ cứng, phèn sắt... Từ đó góp phần cảnh báo, đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng nguồn nước.
Các kết quả nhận được từ nghiên cứu này sẽ góp phần tạo nên một bộ dữ liệu, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đưa ra các mô hình xử lý từ đơn giản đến mô hình mang tính chất công nghệ; nên người dân ở vùng sâu, vùng xa, ba con đồng bào dễ dàng áp dụng và xây dựng hệ thống xử lý bằng những những vật liệu sẵn có. Như vậy sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào khó khăn vùng núi.
Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt và xây dựng các mô hình xử lý nước tại một số vùng trọng điểm dân cư kinh tế 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, có thể rút thu được các kết luận và kết quả sau:
- Thu thập mẫu nước và tiến hành đánh giá hiện trạng, khảo sát chất lượng nước thông qua việc phân tích hàm lượng các nhóm độc tố vô cơ, hữu cơ, ion kim loại, các chỉ tiêu hoá lý và vi khuẩn theo QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt và QCVN 09: 2008/BTNMT đối với nước dưới đất;
- Đã đưa ra 3 mô hình xử lý cho ba loại nước bị nhiễm độ cứng, asen và nhiễm phèn. Trong đó, 01 hệ thống xử lý độ cứng được lắp đặt ở thị trấn Mađaguôi thuộc huyện Đạ Huoai; 01 hệ thống xử lý asen được lắp đặt ở trường mầm non Phong Lan thuộc huyện Đạ Tẻh và 08 hệ thống xử lý phèn được lắp đặt ở 3 huyện (01 hệ thống ở huyện Đạ Huoai, 03 hệ thống ở huyện Đạ Tẻh và 04 hệ thống ở huyện Cát Tiên). Hiệu quả xử lý các hệ thống này đạt trên 85% và đã đáp ứng nhu cầu nước sạch theo Quy định của nhà nước.
Online: 8
Ngày: 595Tháng: 2561
Tổng: 688890