CỤM CÔNG TRÌNH
CẢI TIẾN KỸ THUẬT NÂNG CAO SẢN LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC, TUYỂN KHOÁNG VÀ SẢN XUẤT ALUMIN THUỘC CÔNG TY TNHH MTV NHÔM LÂM ĐỒNG
Tác giả: |
Ông Nguyễn Quang Thuyết |
Cơ quan chủ trì: |
Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng – TKV |
Thuộc lĩnh vực: |
Nghiên cứu phát triển công nghệ |
Thời gian thực hiện: |
từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2019 |
Công trình đạt giải A Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng lần thứ hai năm 2021. |
Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng – TKV Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực khai thác bauxit, tuyển quặng bauxit và sản xuất alumina – Là cái nôi đào tạo cán bộ, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp alumin của đất nước.
Quy trình công nghệ dây chuyền sản xuất gồm 03 hợp phần: Khai thác quặng bauxit nguyên khai, tuyển quặng và luyện alumin. Trong đó:
- Về công tác khai thác: Công nghệ khai thác hiện tại đang áp dụng tại mỏ là công nghệ khai thác lộ thiên. Với đồng bộ thiết bị bao gồm: Máy xúc TLGN + Ô tô tự đổ + Máy gạt bánh xích. Công suất khai thác một năm trung bình khoảng 4.300.000 tấn/năm.
- Về công tác tuyển quặng bauxit: Nhà máy tuyển quặng bauxite Tân Rai đang áp dụng công nghệ tuyển trọng lực, Công suất thiết kế: 1.780.000 tấn/năm.
- Công tác sản xuất Alumina: Dự án lựa chọn Công nghệ Bayer Châu Mỹ, đây là công nghệ mà đa số các nhà máy alumin trên thế giới đều sử dụng và thực tế sản xuất thời gian qua tại dự án Tân Rai cho thấy công nghệ sản xuất alumin đang áp dụng là hợp lý. Theo thiết kế: Công suất tối đa là 650.000 tấn alumin/năm, công suất vận hành là 630.000 tấn alumin/năm.
Hình ảnh khu vực sản xuất trong nhà máy Alumin Lâm Đồng
Dự án khai thác, tuyển quặng được đưa vào vận hành chính thức bắt đầu từ năm 2012. Nhà máy sản xuất Alumin được Tập đoàn TKV giao cho Công ty Nhôm Lâm Đồng tiếp quản, quản lý và vận hành thương mại từ tháng 10/2013. Thời gian đầu mới tiếp quản, quản lý và vận hành nhà máy Công ty gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Bằng sự kiên trì, sáng tạo và sự nỗ lực của CBCNV đã khắc phục các khó khăn, khắc phục sự cố, duy trì vận hành thông suốt, ổn định toàn bộ tổ hợp, từng bước làm chủ công nghệ và tăng tải dần công suất sản xuất nhà máy, giảm dần các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu, giảm dần giá thành sản xuất qua từng năm. Đến năm 2018 nhà máy đã vượt công suất thiết kế, đạt 675.000 tấn Alumin quy đổi, lợi nhuận toàn bộ Dự án đạt trên 1.800 tỷ đồng. Đồng thời đơn vị cũng là một trong các đơn vị đứng đầu về nộp ngân sách cho tỉnh Lâm Đồng với khoản nộp kinh phí cho tỉnh trung bình khoảng trên 400 tỷ/năm, mặt khác góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi đơn vị đóng quân, đóng góp vào xây dựng các cơ sở hạ tầng, giao thông phúc lợi xã hội cho người dân địa phương.
Giá trị nộp ngân sách nhà nước của dự án qua các năm
Để đạt được kết quả trên chính là nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo của Ban lãnh đạo điều hành công ty về việc thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ mới, thúc đẩy tinh thần nghiên cứu sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của tất cả CBCNV trong công ty, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Tổ chức KHCN, và sự năng động, sáng tạo của đội ngũ CBCVN trong Công ty, Công ty có thành lập Hội đồng sáng kiến để thường xuyên đánh giá, phê duyệt, xét duyệt và đánh giá nghiệm thu các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại đơn vị.
Từ năm 2016, sau khi đã ổn định sản xuất, làm chủ công nghệ của dây chuyền sản xuất Alumin, Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của Công ty bước vào giai đoạn tối ưu hóa sản xuất, không ngừng nghiên cứu sáng tạo khắc phục các điểm nghẽn trong dây chuyền để nâng cao công suất dây chuyền. Đến năm 2017 sản lượng alumin đã vượt công suất vận hành thương mại 630.000 tấn Alumin và năm 2018 sản lượng alumin đã vượt công suất thiết kế 650.000 tấn Alumin. Đồng thời, các chỉ tiêu tiêu hao được ổn định và giảm qua các năm góp phần giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm sản xuất Alumin. Để đạt được thành công đó chính là nhờ một phần các giải pháp nghiên cứu sáng tạo, cải tiến kỹ thuật tại các công đoạn sản xuất, thiết bị trong dây chuyền.
+ Ổn định sản xuất, tiết giảm nhân công và giá thành sản phẩm.
Qua các cải tiến kỹ thuật công nghệ, chứng minh rằng đội ngũ các CBCNV, kỹ sư tại đơn vị đã làm chủ được công nghệ sản xuất Alumin, không lệ thuộc vào thiết bị, dây chuyền công nghệ, có thể xử lý, cải tiến công nghệ thiết bị trong dây chuyền; Đơn vị có thể chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cho các nhà máy có tính năng tương tự hoặc Công ty có thể có những nội dung cải tiến có giá trị cao hơn trong tương lai.
Các giải pháp đề tài sáng tạo khoa học công nghệ của Công ty Nhôm Lâm Đồng trong các năm qua đều đạt những giải thưởng rất cao quý về nghiên cứu sáng tạo khoa học, công nghệ của tỉnh Lâm Đồng và Nhà Nước tổ chức như: Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng; Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ bên cạnh việc mang lại rất nhiều hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, làm chủ, nghiên cứu sáng tạo công nghệ, giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng suất, công suất sản xuất của dây chuyền mà còn đem lại rất nhiều giá trị làm lợi lớn. Giá trị làm lợi các công trình cải tiến kỹ thuật trong các năm 2016-2020 tính toán được cho đơn vị trên 40 tỷ đồng/năm.
Tại công ty Nhôm Lâm Đồng, song song cùng hoạt động quản lý, vận hành sản xuất còn tập trung nâng cao nghiên cứu tiếp quản, quản lý, vận hành, nghiên cứu cải tiến, sáng tạo dây chuyền sản xuất Alumin, đóng vai trò là đơn vị đầu tiên quản lý sản xuất Alumin của Việt Nam, đem lại nhiều hiệu quả kinh doanh góp phần phát triển kinh tế địa phương và đất nước.
Online: 13
Ngày: 265Tháng: 2977
Tổng: 703560