LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
TỈNH LÂM ĐỒNG
Số 2A Trần Hưng Đạo - Phường 3 - Thành phố Đà Lạt - Điện thoai: 0263.3533247 - Email: lienhiephoilamdong@gmail.com

Giải pháp Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng vây tam thất (PANAX PSEUDOGINSENG) nhằm cung cấp và phát triển nguồn dược liệu giá trị cao tại Lâm Đồng

Danh mục: Hội thi sáng tạo kỹ thuật Ngày đăng: 24 tháng 12 năm 2021

Tóm tắt giải pháp

Tác giả tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây tam Tam thất như sau: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý Gibberellic acid đến sự nảy mầm của hạt Tam thất. Sau đó bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 2 nhân tố, 3 lần lặxử lý hạt giống với dung dịch Gibberellic acid ở các nồng độ 0ppm, 50ppm, 100ppm, 150ppm và 200ppm. Số lượng hạt giống thí nghiệm là 100 hạt/công thức. Tiếp theo sẽ xử lý giá thể và hạt giống: giá thể là cát thô được rửa sạch và xử lý bằng thuốc diệt nấm, rêu. Trộn đề cát với dung dịch thuốc và để trong 3 ngày, sau đó rửa sạch và phơi khô trước khi bố trí thí nghiệm. Gieo hạt đã xử lý vào khay cát sạch, phủ một lớp cát mỏng lên trên. Tưới nước định kỳ 1 ngày 2 lần từ khi gieo cho đến khi kết thúc quá trình nảy mầm. Số liệu thu thập gồm: tỷ lệ nảy mầm, thẻ nảy mầm và tốc độ nảy mầm.

Tính mới, tính sáng tạo

Tác giả nêu ra nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Tam thất (Panaxpseudoginseng) nhằm cung cấp và phát triển nguồn dược liệu giá trị cao tại Lâm Đồng; trong khi tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu nhân giống cũng như nghiên cứu kỹ thuật gây trồng để phát triển sản xuất loại cây này.

Hiệu quả

Về hiệu quả kinh tế: Tam thất trên thị thường có giá trị cao, dạt từ 5 – 18 triệu đồng/kg khô. Cây trồng sau 3 – 7 năm bắt đầu thu hoạch. Tất cả các sản phẩm phụ của nó (thân, hoa, lá, rễ con) đều sử dụng làm trà uống hoặc nấu canh bổ dưỡng. Hiện nay giá cây Tam thất giao động từ 30.000 – 50.000 đồng. Việc nhân giống thành công tại Đà Lạt sẽ tạo nguồn giống phù hợp với sinh thái của vùng, tạo thuận lợi cho việc gây trồng sản xuất.

Về hiệu quả kỹ thuật: kết quả sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật GA3 cho hiệu quả nảy mầm là khá tốt, hạt Tam thất bắt đầu nảy mầm sau 23 ngày gieo và kết thúc quá trình nảy mầm vào ngày thứ 73 sau khi gieo hạt.

Khả năng áp dụng

Hiện nay, phần lớn lượng Tam thất trên thị trường được nhập khẩu từ vùng Tây Nam Trung Quốc, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ Tam thất là rất lớn. Đây là một trong những cơ sở quan trọng cho việc trồng và chế biến Tam thất trong nước.

Tại vườn ươm Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, kết quả nghiên cứu nhân giống trên vào sản xuất cây giống Tam thất đã sản xuất được 7000 cây giống và cung cấp trên thị trường.

Tin liên quan